Miễn phí tư vấn 1 ý tưởng sáng tạo độc lạ

Hotline: 0985 293 474

Trong bài viết này, Fox Media sẽ tìm hiểu về truyền thông thương hiệu, các hình thức truyền thông và cách xây dựng một chiến dịch truyền thông thương hiệu hiệu quả.

1. Truyền thông thương hiệu là gì?

Truyền thông thương hiệu chính là quá trình thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá cho thương hiệu thông qua các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp đó. Thông qua hoạt động này sẽ tạo dựng được niềm tin về quan điểm, hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Đây cũng là một phần nhỏ trong lĩnh vực marketing. Từ đây sẽ có 2 nhóm thương hiệu là thương hiệu cá nhân và thương hiệu tổ chức, hàng hóa. Tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực truyền thông đều sẽ được áp dụng vào trong chiến lược truyền thông thương hiệu.

2. Vai trò của truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển trên thị trường, cụ thể như sau:

Tạo dựng niềm tin: Thông qua việc sử dụng hàng loạt các chiến dịch truyền thông quy mô lớn và liên tục, cùng với sự xuất hiện của các KOL, dẫn chứng khoa học… đã giúp cho khách hàng có được sự tin tưởng với doanh nghiệp, thương hiệu mà mình đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

Thay đổi quan điểm về hành vi: Nó sẽ thay đổi quan điểm về hành vi của khách hàng theo hướng mình mong muốn. Bằng cách tập trung vào các vấn đề của khách hàng, đưa ra các giải pháp hoặc động lực để giúp cho khách hàng dần thay đổi được quan điểm theo hướng có lợi.

Nâng cao giá trị của thương hiệu: Các giá trị của thương hiệu nằm ở sự tin tưởng, sự ảnh hưởng của các thương hiệu đó đối với người tiêu dùng. Mà quá trình thực hiện truyền thông thương hiệu các giá trị của thương hiệu sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài việc tăng giá trị của thương hiệu thì nó còn làm gia tăng giá trị của sản phẩm mà thương hiệu đó mang đến.

Trở nên quen thuộc, gần gũi và quan trọng với khách hàng: Thông qua việc truyền thông thương hiệu không chỉ tạo nên sự tin tưởng mà nó còn tác động đến với người xem và khiến cho người xem trở thành sứ giả truyền thông cho thương hiệu đó.

Cuối cùng, chính là kích cầu tiêu thụ sản phẩm để gia tăng doanh giá và gia tăng được hành vi mua hàng của khách hàng.

3. Các hình thức truyền thông thương hiệu

Để tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với thương hiệu thì sẽ sử dụng đến 2 hình thức truyền thông thương hiệu chính là: trực tiếp và gián tiếp. 2 hình thức này đều mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Việc sử dụng hình thức nào sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Truyền thông trực tiếp

Truyền thông thương hiệu trực tiếp chính là hình thức truyền thông truyền thống. Là việc sử dụng một đội ngũ nhân sự trực tiếp tới các nơi đông người giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu tại các khu đông dân cư, chung cư, chợ, siêu thị,… Quy mô truyền thông không phụ thuộc vào tiềm lực doanh nghiệp.

+ Ưu điểm:

+ Nhược điểm:

Truyền thông gián tiếp

Hình thức truyền thông gián tiếp là hình thức truyền thông được áp dụng rộng rãi và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Qua các hoạt động quảng cáo, truyền thông số, …. doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Ưu điểm:

+ Nhược điểm

4. Cách thức xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả

Để hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả gồm 5 bước, chúng ta sẽ đi vào từng bước chi tiết như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Bạn cần phải biết rõ mình muốn truyền tải thông điệp gì đến đối tượng khách hàng nào, thông qua những kênh truyền thông nào. Mục tiêu truyền thông phải được xác định rõ ràng và cụ thể, từ đó giúp bạn dễ dàng lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu của mình.

Bước 2: Xác định mục tiêu muốn đạt được

Sau khi xác định được mục tiêu truyền thông, bạn cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được. Mục tiêu này phải được đặt ra theo từng giai đoạn của chiến dịch truyền thông. Có thể là tăng số lượng khách hàng mới, tăng lợi nhuận. Hay tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp. Mục tiêu muốn đạt được phải cụ thể, đo lường được và có thể đạt được.

Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi

Thông điệp cốt lõi là thông điệp quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Nó phải được xây dựng dựa trên mục tiêu truyền thông và mục tiêu muốn đạt được. Thông điệp cốt lõi phải gọn gàng, dễ hiểu và gợi nhớ cho khách hàng. Bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, thân thiện và gần gũi với khách hàng.

Bước 4: Chọn kênh truyền thông thích hợp

Chọn đúng kênh truyền thông sẽ giúp chiến lược truyền thông của bạn hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Các kênh truyền thông thường được sử dụng bao gồm truyền hình, radio, tạp chí, báo chí, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội email marketing. Tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông.  Khách hàng mục tiêu và ngân sách, bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều kênh phù hợp.

Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh

Cuối cùng, việc đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu là rất quan trọng. Nó điều chỉnh và cải thiện chiến lược. Các chỉ số có thể đo lường bao gồm lưu lượng truy cập trang web, số lượt mở email, tương tác trên mạng xã hội, tần suất hiển thị quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi. Bằng cách giám sát và phân tích các chỉ số này. Bạn có thể đánh giá được hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu của mình. Và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả của chiến lược.

————————————————————————————————————————————————————————————–

Hy vọng Fox Media sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích cũng như được hợp tác cùng quý khách hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và báo giá phù hợp về dự án của bạn.

• 𝗠𝗲𝗱𝗶𝗮 𝗰𝗵𝗮𝗻𝗻𝗲𝗹𝘀: https://foxmediatp.com
• 𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 087 999 5653
• 𝗘𝗺𝗮𝗶𝗹: foxmediatp@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *